Sức khỏe

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên tắc chung trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp phải dựa vào mức độ xâm lấn của u, độ mô học, mức độ PSA máu, tuổi và thể trạng chung của người bệnh, tác dụng phụ liên quan của phương pháp điều trị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đối với bệnh nhân dưới 60 tuổi giai đoạn T1a có thể không điều trị chỉ cần theo dõi chặt chẽ. Các trường hợp còn lại ở giai đoạn còn khu trú tại tuyến tiền liệt (T1b, 1c, 2), phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt để và xạ trị liều cao có hiệu quả như nhau. Theo dõi đơn thuần có thể áp dụng cho các trường hợp độ mô bệnh học thấp, u khu trú tại TTL. Giai đoạn III của bệnh thường được điều trị bằng xạ trị. Bệnh nhân tuổi cao, tình trạng sức khỏe chung không được tốt có thể không cần áp dụng phương pháp điều trị gì do tiến triển tự nhiên của bệnh thường chậm. Bệnh nhân giai đoạn muộn đã có di căn thường được điều trị ban đầu bằng nội tiết có thể kèm theo hoặc không với xạ trị. Các trường hợp di căn nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng có thể chờ tới khi có triệu chứng lâm sàng mới tiến hành điều trị. Hiệu quả tác dụng của thuốc không phụ thuộc vào khoảng thời gian chờ đợi này.

Tham khảo danh mục thuốc điều trị ung thư

THUỐC OSICENT 80 (OSIMERTINIB 80MG) MUA Ở ĐÂU GIÁ BAO NHIÊU?

Thuốc Erlonat điều trị ung thư phổi

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn tuyến tiền liệt di căn

Điều trị bằng hormon

Điều trị bằng hormon có tỷ lệ đáp ứng chung là 80% và thời gian kéo dài trung bình được 2-3 năm. Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa vào đo kích thước u trên chẩn đoán hình ảnh và/hoặc hàm lượng PSA. Nhìn chung, khó có thể đánh giá được tác nhân nội tiết nào là ưu thế hơn các thuốc và phương pháp còn lại. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp điều trị trên lâm sàng nên dựa vào thể trạng chung, ý nguyện của bệnh nhân và chi phí.

–   Cắt tinh hoàn 2 bên: do tinh hoàn tiết ra 90-95% lượng testosteron trong máu. Phương pháp này vẫn còn là phương pháp chuẩn, được áp dụng do chi phí thấp và tránh được việc dùng thuốc hàng ngày. Biện pháp này áp dụng cho cả trường hợp cấp cứu như chèn ép tủy sống do di căn, bí tiểu do khối u chèn ép. Tuy nhiên có một số tác dụng phụ như vú to, bốc hỏa, suy giảm tình dục.

–   Các dẫn chất của LH-RH: ức chế sản xuất LH từ đó dẫn tới giảm tổng hợp testosteron ở tinh hoàn. Các dẫn chất LHRH có ưu điểm tránh được các chấn thương do cắt tinh hoàn và không có các tác dụng phụ như diethylstilbestrol. Tuy nhiên giá thành cao nên khó áp dụng rộng rãi.

–   Các estrogen: ức chế giải phóng GnRH vùng dưới đồi, do đó ức chế LH vùng tuyến yên và hậu quả là giảm sản xuất testosteron tinh hoàn. Mặc dù có hiệu quả, ít được dùng hơn do có độc tính với tim và nguy cơ gây viêm tĩnh mạch huyết khối. Hiện nay dùng diethylstilbestrol với liều 1mg/ngày cho thấy ít tác dụng phụ hơn và hiệu quả, tuy nhiên hiện nay ít được sản xuất. Tác dụng phụ gây đau do chứng to vú nam có thể phòng ngừa được bằng cách xạ trị bề mặt liều 5Gy vào diện vú trước khi tiến hành điều trị bằg estrogen.

–   Các thuốc kháng androgen: Thuốc kháng androgen có cơ chế cạnh tranh với testosteron trên các thụ thể testosteron của tế bào UNG THƯ. Thuốc này ít độc sử dụng đơn độc với UNG THƯ tuyến tiền liệt di căn, thường được kết hợp với thuốc ức LH. Một thử nghiệm nghiên cứu ngẫu nhiên lâm sàng gần đây cho thấy flUng thưamid có tác dụng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân UNG THƯ tuyến tiền liệt di căn sau khi đã cắt bỏ tinh hoàn. Do tính hiệu quả và giá thành rẻ nên nhiều tác giả khuyến cáo dùng thuốc trong thời gian lâu dài cho bệnh nhân.

–   Điều trị nội tiết bậc 2: Bao gồm cắt bỏ tinh hoàn (nếu chưa được phẫu thuật trước đó), cắt tuyến thượng thận, cắt bỏ tuyến yên, các kháng androgen, estrogens, megestrol acetat, abirateron và progestin và các thuốc ức chế tuyến thượng thận (ketoconazol, aminoglUng thưethimid). Tỷ lệ đáp ứng với điều trị nội tiết bậc 2 thấp, ở mức < 20%.

Hóa trị

Bệnh nhân không đáp ứng hoặc tái phát sau điều trị bằng phương pháp nội tiết có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc độc tế bào. Thời gian sống trung vị 12-18 tháng đối với bệnh nhân tái phát sau nội tiết. Hiện chưa có bằng chứng chứng minh tác dụng của hóa trị liệu trong cải thiện thời gian sống cho người bệnh. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy phối hợp dừng nitroxantron (12mg/m2, 3 tuần/lần) và prednison (5mg uống hàng ngày, có tác dụng giảm đau và giảm nhu cầu dùng thuốc chống viêm giảm đau so với nhóm dùng prednison đơn thuần. Đây là cơ sở hợp lí chỉ định hóa trị liệu cho các bệnh nhân kháng với điều trị nội tiết nhưng có các triệu chứng cần giảm nhẹ trên lâm sàng. Đối với bệnh nhân đã được xạ trị ngoài, nên giảm 20% liều hóa trị. Bệnh nhân chưa được cắt tinh hoàn nên tiếp tục dùng phối hợp với các estrogen hoặc LHRH.

Điều trị di căn xương

Zoledronic acid điều trị nhằm tránh biến chứng xương ở bệnh nhân có biểu hiện di căn xương, đặc biệt với trường hợp kháng liệu pháp nội tiết. Kết hợp xạ trị giảm đau tại chỗ liều 30Gy.

Điều trị hội chứng chèn ép tủy cấp

Dexamethason 10mg tiêm tĩnh mạch sau đó cứ 6 giờ tiêm hoặc uống 4mg kết hợp với xạ trị chống chèn ép.

Theo dõi sau điều trị

Bệnh nhân điều trị bằng cắt tuyến tiền liệt triệt để được theo dõi bằng định lượng PSA 3-6 tháng/lần, bệnh nhân có hàm lượng PSA cao và có dấu hiệu tái phát tại chỗ và không có dấu hiệu di căn xa, có thể cân nhắc xạ trị vào vùng tiền liệt tuyến. Một số bệnh nhân nên cân nhắc truyền bisphosphonat hàng tháng để giảm nguy cơ do loãng xương và gẫy xương bệnh lý.

Một số phác đồ thuốc áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phác đồ hóa trị

– Phác đồ cyclophosphamid (uống):

Cyclophosphamid 150mg, uống, ngày 1-14

Chu kỳ mỗi đợt 28 ngày

– Phác đồ doxorubicin đơn thuần:

Doxorubicin 60mg/m2, TM, 3 tuần/lần

– Phác đồ 5 FU đơn thuần:

5 Fluorouracil 500mg/m2, TM, hàng tuần

– Phác đồ methotrexat đơn thuần:

Methotrexat 40mg/m2, TM, hàng tuần

– Phác đồ estramustin đơn thuần:

Estramustin 14mg/kg/ngày, uống, chia làm 3-4 liều

– Phác đồ doxorubicin:

Doxorubicin 40mg/m2, TM, ngày 1

Cyclophosphamid 1200mg/m2, TM, ngày 1

Nhắc lại mỗi đợt sau 21 ngày

– Phác đồ mitoxantron+prednisolon:

Mitoxantron 12mg/m2, TM 1 giờ, ngày 1

Prednisolon 5mg/lần, 2 lần/ngày, uống hàng ngày

Nhắc lại mỗi đợt sau 21 ngày

– Phác đồ Docetaxel+prednisolon:

Docetaxel 75mg/m2, TM 1 giờ, ngày 1

Prednisolon 5mg/lần, 2 lần/ngày, uống hàng ngày

Nhắc lại mỗi đợt sau 21 ngày

– Phác đồ Docetaxel+Estramustin:

Docetaxel 60mg/m2, TM 1 giờ, ngày 2

Estramustin 280mg, uống 3 lần/ngày, ngày 1-5

Chu ký 21 ngày

Phác đồ điều trị nội tiết

Estrogen:

Diethyistilbestrol l-3mg, uống hàng ngày

Ức chế LH:

–   Leuprolid 7,5mg tiêm bắp chậm, một tháng tiêm/lần hoặc leuprolid 22,5mg, TB chậm 3 tháng/lần.

–   Goserlin acetat (Zoladex) 3,6mg, tiêm dưới da bụng chậm, ngày 1 hoặc 10,8mg dưới da 3 tháng/lần.

Nhắc lại mỗi đợt sau 28 ngày

Kháng androgen:

–   BicalUng thưamid 50mg, uống, hàng ngày

–   FlUng thưamid 250mg, uống 3 lần/ngày

Phác đồ Nilandron:

–   NilUng thưamid 300mg uống hàng ngày trong 30 ngày sau đó 150mg, uống hàng ngày.

Thuốc điều trị di căn xương

Zoledronic acid liều 4mg, truyền tĩnh mạch 15 phút, ngày 1, chu kỳ 21

ngày.

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h

Răng thỏ là gì? 5 Điều bạn cần biết về răng thỏ

Review sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả trong 7 ngày có tốt không

Tài liệu tham khảo

1.    Nguyễn Bá Đức, (2003): Hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học

2.    Nguyễn Văn Hỉếu, (1999): Ung thư tiền liệt tuyến. Hướng dẫn thực hành điều trị ung thư, Nhà xuất bản Y học

3.    Giovannucci E., Davis J., David C., Shiley W. et al (2006): Prostate Cancer, Comprenhensive textbook of genitourinary oncology, 3th Edit, Lippincott Williams and Wikins. NewYok.

4.    NCCN (2005): Prostate Cancer, Practice Guidelines in Oncology – v.2.2005.

5.    Vincent T. DeVita 7th edition. Chapter 30, section 3

6.    Cancer management: a multidisciplinary approach, 7th edition, oncology news international.

7.    Wirth, MP, See, WA, McLeod, DG, et al. BicalUng thưamide 150 mg in addition to standard care in patients with localized or locally advanced prostate cancer: results from the second analysis of the early prostate cancer program at median followup of 5.4 years. J Urol 2004; 172:1865.

8.    D’Amico, AV, Whittington, R, Malkowicz, SB, et al. A multivariate analysis of clinical and pathological factors that predict for prostate specific antigen failure after radical prostatectomy for prostate cancer. J Urol 1995; 154:131.

9.    Prostate Cancer, James L Gulley, William L. DahUng thư: Bethesda Handbook of Clinical Oncology, 2nd Edition

10.  Fizazi, K, Le Maitre, A, Hudes, G, et al. Addition of estramustine to chemotherapy and survival of patients with castration-refractory prostate cancer a meta-analysis of individual patient data. Lancet Oncol 2007; 8:994.

11.  Haines, IE, Stanley, RM. Perspective on “Chemotherapy for advanced prostate cancer 25 years later”: Is it a mirage or an oasis?. J Clin Oncol 2008; 26:4049.

12.  Ross, RW, Beer, TM, Jacobus, S, et al. A phase 2 study of carboplatin plus docetaxel in men with metastatic hormone-refractory prostate cancer who are refractory to docetaxel. Cancer 2008; 112:521.

13.  Machiels, JP, Mazzeo, F, Clausse, M, et al. Prospective randomized study comparing docetaxel, estramustine, and prednisone with docetaxel and prednisone in metastatic hormone-refractory prostate cancer. J Clin Oncol 2008; 26:5261.

14.  Michael J. Zelefsky, James A. Eastham, Oliver A. Sartor, Philip Kantoff: Cancer of the Prostate, Devita, Heilman & Rosenberg’s Cancer. Principles & Practice of Oncology, 8th Edition.

15.  Sternberg, CN, Petrylak, DP, Sartor, O, et al. Multinational, double-blind, phase III study of prednisone and either satraplatin or placebo in patients with castrate-refractory prostate cancer progressing after prior chemotherapy: the SPARC trial. J Clin Oncol 2009; 27:5431.

Related posts

Hướng dẫn cách massage lòng bàn chân đạt tối đa hiệu quả

Trần Thiên Thanh

Sự cần thiết của dịch vụ chăm người bệnh dành cho người lớn tuổi

Trần Thiên Thanh

Khô âm đạo – Vấn đề lớn nhưng ít người muốn chia sẻ

Leave a Comment