Tìm hiểu những quy định về đóng bảo hiểm thai sản 2018 giúp cho kế toán người phải thực hiện các công việc liên quan tới tính lương trong doanh nghiệp và những người mang thai biết được những nghĩa vụ và quyền lợi mà mình được hưởng
Có thể bạn quan tâm
Bảo hiểm thai sản 2018
- Là loại bảo hiểm chăm sóc sức khỏe thai sản cho chị em phụ nữ có dự định có con
- Công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ chi trả chi phí khám thai và sinh con bao gồm các chi phí về sinh thường hay sinh mổ, hay chi phí cho trường hợp xấu nhất khi gặp biến chứng thai nhi
- Việc mua bảo hiểm thai sản là cần thiết giúp giảm đi chi phí khám thai và viện phí khi sinh con
- Các chị em phụ nữ nên lựa chọn mua bảo hiểm thai sản trước khi mang thai
- Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với mình
- Công ty bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm thai sản được nhiều người lựa chọn đó là: Bảo Minh, Generali, Liberty, Bảo Việt, PVI…
Quy định đóng bảo hiểm thai sản 2018
Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất
- Lao động nữ mang thai
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
Các trường hợp người lao động trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở đi trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi lao động nữ sinh con hay việc nhận nuôi con
Từ những quy định của điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BTC lao động nữ để được hưởng chế độ thai sản phải đáp ứng được các điều kiện là đóng bảo hiểm xã hội ít nhất đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
Mức đóng bảo hiểm thai sản
- Thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Trong khoảng thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH thì mức đóng hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
Mức hưởng bảo hiểm thai sản
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”
>> Tác dụng của hạt sen tươi với sức khỏe người làm kế toán
>> Những lưu ý khi học ngành xuất nhập khẩu