Công nghệ Tin tức

Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài được tính thế nào?

Thực tế có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Ngoài khoản tiền lương, tiền công nhận được, các chuyên gia nước ngoài còn tham gia nộp thuế trong thời gian làm việc tại đây, trong đó có khoản thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh những thông tin đã đề cập qua những bài viết trước như mẫu thông báo hủy hóa đơn, mẫu biên bản hủy hóa đơn,… bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài.

1. Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định là cá nhân không cư trú

1.1. Làm thế nào để xác định cá nhân không cư trú?

– Là người nước ngoài ở Việt Nam, là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm hoặc trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

– Người nước ngoài không có nơi ở thường xuyên khi thường trú tại Việt Nam, không có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định hoặc không có hoạt động thuê nhà tại Việt Nam.

1.2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài trong trường hợp này

Thu nhập chịu thuế chính là thu nhập phát sinh tại Việt Nam mà không phân biệt nơi chi trả thu nhập đối với cá nhân không cư trú.

Người nước ngoài tham gia đóng thuế thu nhập đối với phần tiền lương phát sinh tại Việt Nam, còn tiền lương phát sinh ở nước ngoài thì không phải đóng thuế thu nhập (Căn cứ Luật Thuế TNCN).

Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú áp dụng cho thuế TNCN được tính theo công thức: Thuế TNCN phải nộp  =  (Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công)  x  (Thuế suất 20%)

Phần thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì sẽ không phải thực hiện quyết toán.

2. Đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cá nhân cư trú

2.1. Cách xác định

Người nước ngoài là cá nhân cư trú khi có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên: Trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ khi có mặt tại Việt Nam

Có nơi thường trú thường xuyên tại Việt Nam: Có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế

Khi người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm hoặc trong quãng 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam nhưng có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp dưới:

– Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật: là có nơi ở đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

– Có nhà thuê sử dụng để ở tại Việt Nam với thời hạn trong hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

+ NLĐ không có hoặc chưa có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.

+ Nhà thuê để ở (gồm có trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan…) không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

2.2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động là người nước ngoài

Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Hóa đơn điện tử – Giải pháp đột phá cho doanh nghiệp

Người lao động trường hợp này sẽ phải đóng thuế thu nhập đối với tiền lương phát sinh tại Việt Nam, bao gồm cả tiền lương phát sinh ở nước ngoài.

Biểu thuế suất lũy tiến sẽ được áp dụng đối với thuế TNCN từ thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Khi cá nhân cư trú là người nước ngoài nếu kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.

https://canhbaosos.com/

Related posts

Địa chỉ uy tín sửa lò vi sóng tại nhà tại Hà Nội

Nhà máy thông minh – Smart Factory: Đột phá dẫn lối sản xuất tương lai

Những lưu ý khi vận hành máy đóng đai bán tự động MK-50C

Leave a Comment